Mục lục bài viết
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không là thắc mắc của nhiều người trong quá trình tìm hiểu về các loại hình kinh doanh tại Việt Nam. Việc xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như các lợi ích mà hộ kinh doanh nhận được. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Gia Khang để được giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân là khả năng của một tổ chức được Nhà nước trao để thực hiện các quyền, nghĩa vụ một cách độc lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để được công nhận là pháp nhân, tổ chức và hộ kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Được thành lập theo đúng quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và các luật liên quan khác.
- Có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân cần có cơ quan điều hành hoặc cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan điều hành này được quy định trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân.
Hộ kinh doanh phải có tài sản riêng, không bị lẫn lộn với tài sản của cá nhân hay pháp nhân khác và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Mọi cá nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ các trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật và phải tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Dựa trên các điều kiện để trở thành pháp nhân được kể trên thì hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các tiêu chí và do đó không có tư cách pháp nhân.
Vì vậy, hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu riêng, không thể mở chi nhánh hay văn phòng đại diện và không có quyền thực hiện các hoạt động như một doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, khi hộ kinh doanh có hơn 10 người lao động thì họ có thể chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi đó, hộ kinh doanh có thể đăng ký trở thành doanh nghiệp tư nhân và có được tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Xuất Hóa Đơn Không?
Hồ sơ, thủ tục chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân gồm: một Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và một bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân.
Để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp tư nhân, cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Bản chính giấy đăng ký hộ kinh doanh.
- Một bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Điều lệ công ty.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên tham gia hoặc danh sách cổ đông góp vốn.
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên và cổ đông.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu người đại diện không trực tiếp đi nộp.
- Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Nộp hồ sơ chuyển từ hộ kinh doanh cá thể qua doanh nghiệp tư nhân ở đâu?
Chủ hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp tư nhân theo hai cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Đăng ký trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, việc đăng ký trực tuyến là bắt buộc.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
Các câu hỏi liên quan đến tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có được chuyển đổi qua doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, hộ kinh doanh cá thể có thể thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp nếu muốn mở rộng quy mô hoạt động. Khi hộ kinh doanh cá thể có trên 10 nhân viên thì họ có thể tiến hành chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Xem thêm: [Giải Đáp] Mất Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể Phải Làm Sao?
Hậu quả pháp lý khi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân là gì?
Hậu quả pháp lý khi hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân gồm:
- Tham gia quan hệ giao dịch: Các thành viên của hộ kinh doanh phải là chủ thể trực tiếp tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia thông qua văn bản, trừ khi có thỏa thuận khác.
- Tài sản chung: Tài sản chung của hộ kinh doanh bao gồm những tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản chung được thực hiện thông qua hình thức thỏa thuận giữa các thành viên.
- Nghĩa vụ dân sự: Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ dân sự của hộ kinh doanh được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên. Nếu không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc quy định khác của pháp luật, các thành viên sẽ chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với đóng góp tài sản của mình. Nếu không thể xác định phần đóng góp cụ thể, trách nhiệm được chia đều cho các thành viên.
- Quyền đại diện: Nếu một thành viên không có quyền đại diện nhưng vẫn thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác trong hộ kinh doanh và vượt quá phạm vi đại diện thì giao dịch đó sẽ bị vô hiệu một phần tương ứng với phần vượt quá. Giao dịch vẫn có hiệu lực đối với các thành viên khác nếu họ đã biết và không phản đối trong thời gian hợp lý hoặc nếu có lỗi dẫn đến việc người giao dịch không biết hay không thể biết về quyền đại diện của người thực hiện giao dịch.
Bài viết trên đây của Luật Gia Khang đã giải đáp thắc mắc hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một số vấn đề pháp lý của hộ kinh doanh.
Tham khảo:
Thủ Tục Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể Online Mới Nhất 2024
Mẫu Giấy Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể Mới Nhất 2024
Vay Vốn Bằng Giấy Phép Kinh Doanh Hộ Cá Thể Có Được Không?