Mục lục bài viết
Hiện nay, việc xây dựng nhà tạm để phục vụ nhiều mục đích khác nhau đang diễn ra rất phổ biến. Vậy nhà tạm là gì? Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? Hãy cùng Luật Gia Khang tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nhà tạm là gì?
Điều 131 Luật xây dựng 2014 (đã được bổ sung, sửa đổi năm 2020) đã đưa ra quy định về các công trình xây dựng tạm như sau:
- Công trình xây dựng tạm là những công trình xây dựng có thời hạn với mục đích phục vụ thi công, xây dựng các công trình chính. Hoặc phục vụ cho các hoạt động ngoài trời, sự kiện lớn, tuy nhiên, để xây dựng các công trình này, cần có sự đồng ý và chấp thuận từ UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh về quy mô, địa điểm xây dựng và thời gian tồn tại của công trình tạm.
- Nhà thầu hoặc chủ đầu tư tự tổ chức các hoạt động như thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trong trường hợp công trình xây dựng tạm gây ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích của cộng đồng thì hoạt động xây dựng sẽ bị tạm dừng để tiến hành thẩm tra về điều kiện đảm bảo an toàn. Sau đó, đơn báo cáo sẽ được gửi đến cho cơ quan chuyên môn để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
- Công trình xây dựng tạm cần phải được phá dỡ khi công trình đầu tư xây dựng đã hoàn thành hoặc khi đã hết thời gian tồn tại của công trình tạm.
- Nhà thầu hoặc chủ đầu tư có thể đề nghị UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh chấp thuận tiếp tục xây dựng, khai thác nhà ở tạm nếu công trình đó phù hợp với quy hoạch và đảm bảo đáp ứng các yếu tố về an toàn, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan.
Có thể bạn quan tâm: Hồ Sơ, Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Mới Nhất 2024
Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?
Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không? Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 (đã được bổ sung và sửa đổi vào năm 2020), chủ đầu tư trước khi khởi công xây dựng công trình phải có giấy phép khởi công xây dựng từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng sau đây:
- Công trình bí mật quốc gia.
- Công trình xây dựng khẩn cấp.
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đã được UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh phê duyệt theo quy hoạch chi tiết 1/500.
Như vậy, theo quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng 2014 (đã được bổ sung và sửa đổi vào năm 2020), việc xây dựng nhà tạm thuộc các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng nhưng phải tuân thủ đầy đủ điều kiện được quy định trong Khoản 30 của Điều 3 và Điều 94 Luật Xây dựng 2014.
Điều kiện để được cấp phép xây dựng nhà tạm
Theo Khoản 30 Điều 3 và Điều 94 của Luật Xây dựng 2014, có 4 điều kiện để thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm được chấp thuận, bao gồm:
- Nhà tạm phải là nhà ở riêng lẻ và có thời hạn sử dụng nhất định.
- Phải nằm trong khu vực được quy hoạch phân khu xây dựng và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố, tuy nhiên vẫn chưa thể thực hiện hoặc chưa có quyết định thu hồi đất từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Nhà tạm phải có quy mô phù hợp với quy mô được UBND cấp tỉnh quy định về hạ tầng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.
- Nhà thầu hoặc chủ đầu tư phải cam kết phá dỡ công trình tạm ngay khi kết thúc thời gian tồn tại theo yêu cầu trong giấy phép. Trong trường hợp không tự phá dỡ, sẽ cơ quan có thẩm quyền bị cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế phá dỡ.
Xem thêm: Xây Nhà Cấp 4 Có Cần Xin Giấy Phép Không? Thủ Tục Thế Nào?
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm
Căn cứ vào Điều 93 của Luật Xây dựng 2014 và Điều 13 của Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin phép xây dựng nhà tạm gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm có thời hạn.
- Bản sao có công chứng (hoặc đã được chứng thực) của một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai.
- Hai bộ hồ sơ về bản vẽ thiết kế công trình, mỗi bộ bao gồm: Bản vẽ mặt bằng vị trí của công trình trên lô đất, bản vẽ mặt bằng ranh giới lô đất (tỷ lệ: 1/50 – 1/500) và sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ mặt bằng các tầng, bản vẽ mặt cắt chính và các mặt đứng của công trình (tỷ lệ: 1/50 – 1/200); Bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ: 1/100 – 1/200), bản vẽ mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50) và hồ sơ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải (thông tin tỷ lệ: 1/50 – 1/200).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề của cá nhân thiết kế bản vẽ (sao y bản chính). Bản kê khai kinh nghiệm và năng lực của đơn vị, tổ chức tư vấn xây dựng.
Lưu ý: Công trình nhà tạm được phép xây không quá 4 tầng (bao gồm cả tầng tum thang), không được có tầng hầm hoặc bán hầm. Chiều cao tối đa của nhà tạm không quá 15m, tính từ mặt đất xây dựng đến bộ phận cao nhất của công trình.
Theo Điều 103 của Luật Xây dựng 2014 và Điều 17 của Thông tư 15/2016/TT-BXD, cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp huyện và UBND cấp quận sẽ tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng nhà tạm.
Bài viết trên đây của Luật Gia Khang đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xây nhà tạm có phải xin giấy phép không. Hy vọng bạn có thể nắm rõ các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép xây dựng nhà tạm theo quy định của pháp luật.
Tham khảo:
Dịch Vụ Xin Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy